Chiến tranh thế giới thứ hai Kiểm duyệt ở Việt Nam

Vào thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Dương bị Nhật chiếm đóng, báo chí bị theo dõi và kiểm duyệt có phần chặt chẽ hơn thời Pháp. Một số nhà báo bị hiến binh Nhật bắt giam. Tuy nhiên tin tức vẫn được phát tán như trường hợp báo Tin Mới do bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng làm chủ nhiệm đã đăng công khai bức thư của Nguyễn Ái Quốc gửi quốc dân đồng bào. Số báo ra ngày 18 tháng 8 đăng Lời hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh với hàng tít lớn ở trang nhất và số lượng phát hành tăng gấp đôi (40.000 tờ) để phân phát về các tỉnh.[9].[liên kết hỏng]

Sang năm 1946 khi Pháp tái chiếm Đông Dương, Phòng Kiểm duyệt báo chí đặt ở trụ sở ở Hội Khai Trí Tiến Đức (gần khách sạn Phú Gia). Luật báo chí được thi hành thiên vị với chính quyền như vụ kiện đầu năm 1950. Trong vụ đó tuần báo trào phúng Gió Lốc ở 191 phố Huế, do nhà báo Trương Uyên viết bài xúc phạm đến hoàng thân Bửu Lộc. Bộ Thông tin Bắc Việt kiện vụ này ra tòa và Trương Uyên phải tù án treo 3 tháng cùng bồi thường danh dự "1 đồng bạc phạt." Ba ngày sau, tuần báo Gió Lốc phải đóng cửa.[9][liên kết hỏng].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm duyệt ở Việt Nam http://www.theage.com.au/articles/2002/08/14/10291... http://www.abc.net.au/news/abcnews24/programs/the-... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40414255 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40431962 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43021607 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46245558 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47192473 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47265262 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/1602... http://factsanddetails.com/southeast-asia/Vietnam/...